Ahrefs Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Nó Phân Tích Trong Seo

Công cụ ahrefs là gì Hướng dẫn sử dụng nó phân tích trong SEO

Ahrefs là gì? là công cụ mà các Seoer dùng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu backlink và nghiên cứu đối thủ của mình và những từ khóa nào họ đang Seo để mình cạnh tranh với họ, hơn nữa nó còn giúp bạn tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm.

Chắc chắn khi mới sử dụng ahrefs bạn sẽ bị choáng vì nó có quá nhiều công cụ bên trong và bạn sẽ không biết nên dùng như thế nào thì bài viết này tôi sẽ giới thiệu những tính năng và công dụng của nó cũng như hướng dẫn bạn sử dụng ahrefs.

Ahrefs là gì?

Ahrefs là gì? và tính năng của nó là gì?
Ahrefs là gì? và tính năng của nó là gì?

Ahref mang dữ liệu cực kỳ lớn gồm backlink, từ khóa, linkbuilding,… vì thế công cụ này được rất nhiều Seoer tận dụng vì để nghiên cứu từ khóa của website mình hay phân tích website đối thủ xem mình có gì không bằng họ như backlink, link building,… chẳng hạn.

Các tính năng mà Seoer thường sử dụng nhất

Các tính năng của ahref mà Seoer thường sử dụng nhất
Các tính năng của ahref mà Seoer thường sử dụng nhất
  • Dashboard: hiển thị những chỉ số sức mạnh của website
  • Referring Pages: Số lượng website chuyển hướng về.
  • Total Backlinks: Số lượng backlink trỏ về.
  • Referring IPs: Số lượng IP chuyển hướng về.
  • Referring Subnets: Số lượng Subnet chuyển hướng về.
  • Referring Domains là gì: là số lượng Domain chuyển hướng về.
  • Governmental: Hiển thị số trang có đuôi .GOV trỏ về
  • Educational: Hiển thị số trang có đuôi .EDU trỏ về, cũng như các trang khác .Com, .Net, .Org
  • Alert: Nhận thông báo về sự thay đổi backlink hay thứ hạng keywords qua email
  • Site Explorer: kiểm tra những thông số như Backlinks, Ahrefs Rank, Organic Traffics, Referring Domain, Url rating, Domain Rating, Organic Keywords, Paid Keyword.
  • Content Explorer: tìm kiếm bài viết có lượng share nhiều nhất trên MXH. Một bài là 1 keyword
  • Keywords Explorer: Dùng để kiểm tra, nghiên cứu và theo dõi thứ hạng từ khóa.
  • Rank Tracker: theo dõi xếp hạng của từ khóa
  • Site Audit: Hỗ trợ phát hiện và xử lý lỗi kỹ thuật của website
  • Tools: chứa các công cụ nhỏ khác miễn phí hay trả phí sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng Ahrefs chi tiết nhất

Hướng dẫn sử dụng ahrefs
Hướng dẫn sử dụng ahrefs

Dashboard – Tổng quan những dự án

  • Trong mục “Dashboard“
  • Nhập 1 URL hay 1 tên miền vào ô tìm kiếm
  • Click “Tìm kiếm”.

Alert (cái chuông) – Nhận thông báo khi có cập nhật mới

  • Nhấp vào Alert.
  • Nhập tên miền hay URL vào ô “Domain or URL” (tối đa 3 domain)
  • Tại Scope: click chọn Mode – loại hình báo cáo backlink
  • Tại Recipients: nhập tối đa 3 địa chỉ mail khác nhau để nhận báo cáo
  • Chọn thời gian nhận báo cáo (theo tuần hay theo tháng).

Site Explorer trong ahrefs là gì? (Công cụ xem xếp hạng)

Công cụ Site Explorer của ahrefs
Công cụ Site Explorer của ahrefs

– Vào Site Explorer, nhập tên miền hay URL vào thanh tìm kiếm. Thì kết quả sẽ ra tương xứng với những chỉ số như: Ahref Rank, UR, DR, Backlinks, Referring domains, Organic keywords, Organic traffic và Paid Keywords.

  • Ahref Rank: chỉ số xếp hạng website trên toàn cầu theo Ahrefs
  • Ur trong ahrefs là gì: là xếp hạng từng đường dẫn theo thang điểm tăng dần từ 1 – 100.
  • DR trong seo là gì: là xếp hạng từng tên miền theo thang điểm tăng dần từ 1 – 100.

Lưu ý: Số lượng backlink trỏ về sẽ rất ảnh hưởng đến chỉ số UR và DR. Nếu Backlink càng nhiều và càng chất lượng thì DR & UR càng cao.

  • Backlink: nhấp vào số to nhất để xem trang web của bạn có những backlinks nào. Đa số các backlink của website đều từ anchor text cuối trang. Các backlink có dấu gạch ngang là link trong phần comment.
  • Live index: Số lượng backlink ngay thời điểm hiện tại.
  • Fresh index: gồm có Live index và các backlink bị gỡ ra trong 3 tháng gần nhất. Và khi nhấp vào mục Fresh index, bạn có thể tìm backlink bị mất hay bị đẩy.
  • Organic Traffics: công cụ quan trọng để thống kê số lượng người truy cập trang web trong vòng 1 tháng – mục đích cuối cùng của 1 website.
  • Organic Keywords là gì: là thống kê số lượng từ khóa lọt top 100 trên trang kết quả tìm kiếm như google.
  • Keyword difficulty là gì: là mức độ khó hay dễ tăng hạng của từ khóa theo thang điểm từ 1 – 100. Nếu là từ khóa của bạn có KD (Keyword difficulty) = 0 thì sẽ dễ lên top.
  • Những kí hiệu giữa cột Keyword & Volume: xuất hiện trang kết quả của công cụ tìm kiếm

Cột Overview

  • Backlink profile: phân định những liên kết bị mất hay bị gãy để xây lại nguồn liên kết đó.
  • Organic Search: gồm New Keywords được sử dụng để tối ưu bài viết nhằm tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và Top Pages chính là những trang nằm trong top kết quả tìm kiếm
  • Top pages: Dùng để kiểm tra và tối ưu bài viết trong trang
  • Outgoing links: hỗ trợ xóa bỏ Outbound Link kém chất lượng hay bị lỗi

Content Explorer

– Như đã nói trên nếu bạn nhập chủ đề vào thanh tìm kiếm, bạn sẽ tìm được bài viết được chia sẻ nhiều nhất trên mxh (mạng xã hội) ứng với 1 từ khóa cụ thể.

– Nhưng có thể các bài viết này lên top là do mua share hay dùng phần mềm ảo. Vì vậy để chắc ăn hơn bạn hãy sử dụng những chỉ số của Ahrefs kết hợp với trực quan và kinh nghiệm của mình để đánh giá chất lượng bài đứng top.

Keyword Explorer trong ahrefs là gì? (công cụ phân tích từ khóa)

Công cụ Keyword Explorer của ahrefs
Công cụ Keyword Explorer của ahrefs

– Dùng để phân tích từ khóa và công cụ này cho phép tìm kiếm 250 từ khóa cùng 1 lúc

– Chọn quốc gia sau đó nhập từ khóa vào ô tìm kiếm.

Kết quả xuất ra sẽ có 2 phần mà bạn nên lưu ý:

Generally (Tổng quan): gồm có Keyword Difficulty (KD), chỉ số Search volume (lượng tìm kiếm/tháng), With clicks (tỉ lệ click vào), Without clicks (tỉ lệ click ra), Return rate (xác suất lặp lại), Clicks (số lần click), Click/ search (số lần nhấp / lượt tìm kiếm). Nhưng theo các chuyên gia digital marketing thì bạn không nên tin tính năng này bởi vì không khách quan.

Keyword ideas: liệt kê tất cả từ khóa tương tự từ khóa ban đầu đây là một tính năng tuyệt vời và đáng giá của Ahrefs và cách dùng như sau

  •  Chỉ cần nhấp vào “View Full Report” là bạn có thể xem nhiều từ khóa.
  •  Nhấp vào “Get metrics” để xem chi tiết các chỉ số của từ khóa như độ khó, lượt tìm kiếm,….
  •  Nhấp vào “SERP”: hiện ra 10 trang chứa từ khóa lên top Google.
  •  Nhấp vào “Traffic share by pages” ở bên trái: xem lượt truy cập trang

Các công cụ SEO khác (tools)

  • Domain Comparison: so sánh nhanh tối đa 5 tên miền cùng một lúc
  • SEO Toolbar: cài Ahrefs trên Google Chrome hay Firefox (kiểu Addon)
  • Batch Analysis: xem nhanh lượng từ khóa, lượng truy cập và backlink tối đa 200 trang web
  • Link Intersect: xem số backlink của tên miền khác gắn vào tên miền của bạn.

Sau khi đọc bài viết này của itvnblog bạn cũng đã biết được ahrefs là gì và công dụng tuyệt vời của nó cho mọi công việc liên quan đến tìm kiếm từ khóa. Chúc bạn tận dụng được ahrefs để đưa website lên top Google!