Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để website của bạn lên top những công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…vì những internal link này giúp website bạn liên kết chặt chẽ với nhau và không ai dám khẳng định rằng website lên top không cần internal link.
- Hướng dẫn đặt tên facebook có kí tự đặc biệt quá độc -không phải ai cũng biết
- Tất cả icon Facebook, ký tự đặc biệt Facebook, emoji fb độc
- 100+ Những câu nói hay về ế, stt cho fa, stt dành cho người độc thân vui tính
- 300+ STT đậm chất đời xã hội về tình yêu, tình bạn, cuộc sống không xem cực phí
- 55 Câu nói hay về thanh xuân và tuổi trẻ cực hay không thể bỏ qua
Vậy làm sao để internal link 1 cách chặt sẽ thì bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách internal link chặt chẽ nhất và những mô hình liên kết được rất nhiều Seoer chuyên nghiệp hiện nay sử dụng và đã lên top google.
Mục lục
Internal link là gì?
Internal link (Liên kết nội bộ) là quá trình kết nối 1 trang hoặc 1 bài viết này với 1 trang hoặc 1 bài viết khác với nhau trong cùng 1 trang web và nội dung được đăng trên trang hoặc bài viết đó có liên quan với nhau.
Tại sao cần phải xây dựng Internal link
Chắc bạn cũng còn nhớ câu chuyện bó đũa và giữa việc bẻ gãy 1 chiếc đũa và 1 bó đũa sẽ có kết quả như thế nào và việc liên kết nội bộ giữa các trang và bài viết trên 1 website với nhau sẽ tạo nên sự chặt sẽ khó gãy như bó đũa vậy.
Hơn nữa lợi ích của internal link giúp điều hướng người đọc ở lại website lâu hơn và giúp cho những con Bot của Google hiểu được và tìm nạp thông tin website của bạn nhanh chóng hơn để xếp hạng top Google.
2 mô hình xây dựng internal link được nhiều Seoer sử dụng nhất
Mô hình Link Wheel (bánh xe)
Bạn hãy chọn ra 1 trang hoặc 1 bài viết mà bạn cần SEO để đặt ở vị trí trung tâm và xung quanh nó là các trang hay những bài viết hỗ trợ cho trang hay bài viết chính.
Các bài viết hỗ trợ sẽ có nhiệm vụ đi link về trang hoặc bài viết chính mà bạn cần SEO lên Top và đây là quá trình 1 chiều, nghĩa là trang hoặc bài viết chính sẽ không đi link về những bài viết hỗ trợ. Và những trang hoặc bài viết hỗ trợ sẽ liên kết với nhau theo 2 chiều trong 1 vòng tròn khép kín (như hình).
Mô hình Link Pyramid (kim tự tháp)
- Tầng 1: Là tầng trên cùng của kim tự tháp, bạn hãy chọn trang hoặc bài viết cần SEO của mình để đưa vào đây và kiểu đi link của nó cũng giống như bánh xe liên kết, nghĩa là các tầng dưới đi link lên tầng trên cùng và tầng trên cùng cũng sẽ không đi link xuống tầng dưới.
- Tầng 2: Bạn nên chọn những trang hoặc bài viết thật hay để đi link về tầng đỉnh
- Tầng 3: Gồm các trang hay bài viết hỗ trợ và những trang hay bài viết hỗ trợ này sẽ đi link về các trang hoặc bài viết nằm ở tầng 2.
Để tăng hiệu quả cho việc SEO website của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên xây dựng internal link kết hợp từ hai mô hình trên. Sau đây là ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình kết hợp này.
Để mang lại kết quả cao bạn nên kết hợp 2 mô hình trên
Phương pháp triển khai internal và cách đi link nội bộ link hiệu quả
- Tập hợp lại những đường dẫn của tất cả các trang hay bài viết trong website.
- Xác định bài viết hay trang nào cần SEO, cần đưa lên Top Google và trang hay bài viết nào dùng để hỗ trợ từ đó lập bảng thống kê các từ khóa chính & từ khóa phụ.
- Bắt đầu tiến hành đi link về những trang hay bài viết bạn cần SEO.
- Tiếp tục với việc đi link giữa các trang, nhưng lần này là đi link giữa các trang hay bài viết hỗ trợ, hãy nhớ kỹ rằng đây là quá trình 2 chiều.
- Việc cuối cùng hãy kiểm tra lại toàn bộ đường link giữa các trang hay bài viết bổ trợ.
Ví dụ sau sẽ giúp cho bạn dễ hiểu hơn và cách tạo link liên kết trong web chặt chẽ
Ví dụ 1 bài viết chứa từ khóa chính là A là từ khóa cần SEO. Còn từ khóa phụ ở các trang và bài viết hỗ trợ là B,C,D,E.
– Bạn có thể thấy những từ khóa chính A,B,C,D,E và tiếp đến là những từ khóa phụ 1,2,3. Bảng này giúp bạn đỡ rối trong việc chèn hay thêm các từ khóa phụ.
– Như đã nói ở trên mô hình kết hợp thì tất cả các trang hay bài viết hỗ trợ đều chứa từ khóa chính. Còn trang và bài viết chính cần SEO thì sẽ không chứa bất kì từ khóa chính nào ngoài từ khóa chính là A.
– Ví dụ bài viết thứ 2, từ khóa chính là B thì từ khóa chính B buộc phải có trong bài viết cùng với 3 từ khóa phụ là A, C và E và bạn hãy tiến hành tương tự ở các bài viết hỗ trợ khác và chèn từ khóa như đúng trong bảng thống kê.
– Sau khi bạn chèn hết từ khóa phụ vào bài viết thì bạn hãy bắt đầu đi link cho nó và như bài viết 2 thì bạn sẽ chèn link của các trang hay bài viết chứa từ khóa chính A,C,E. Hãy tiến hành tương tự ở các bài viết khác.
– Khi xong tất cả bạn nên kiểm tra lại xem bạn đã xây dựng internal link (liên kết nội bộ) của mình đúng chưa, kiểm tra thứ tự như trong bảng là tốt nhất. Nếu như phát hiện lỗi sai thì bạn nên sửa ngay lập tức.
Bạn đã biết khái niệm về Internal link và cách liên kết chặt chẽ của nó như thế nào và những mô hình phổ biến nhất hiện nay. Chúc bạn áp dụng thành công và đẩy website mình lên top google nhanh nhất!