Marketing không phân biệt – Một trong những chiến lược được thực hiện sau khi bạn hoàn thành việc xác định đối tượng tiềm năng, dẫn dắt họ trở thành người mua hiệu quả. Vậy chiến lược này hiện nay được thực hiện trên những cách thức nào? Ưu điểm và hạn chế ra sao? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu thông qua bài biết sau.
Mục lục
Marketing không phân biệt là gì?
Marketing không phân biệt (Undifferentiated marketing) là chiến lược tiếp thị phục vụ phần đông khách hàng có chung nhu cầu, chung sở thích, có chung hành vi mua sắm trong thị trường.
Có thể thấy, chiến lược này trái ngược hoàn toàn so với Marketing phân biệt, vậy sự hình thành của nó thích hợp cho trường hợp phát triển nào?
Với đặc điểm không mang tính chuyên biệt tới từng phân khúc, khách hàng, sản phẩm. Ở chiến lược này, đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu chính của thị trường, tạo ra sản phẩm mang tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy nó thường được áp dụng trên những sản phẩm thiết yếu như: xăng, thuốc, gạo,… hoặc những sản phẩm được sản xuất đại trà với mức giá ưu đãi.
Các loại chiến lược marketing không phân biệt
Đặc điểm bỏ qua sự khác biệt giữa các phân khúc thị trường, thực hiện nhiệm vụ chính là tiếp cận được với bộ phận khách hàng lớn, tăng khả năng hiển thị. Nên các loại chiến lược Marketing không phân biệt thường được thực hiện trên nền tảng trực tuyến dưới hình thức quảng cáo. Cụ thể được chia làm ba loại:
- Quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) hay còn gọi là Pay Per Click:
Bạn sẽ phải trả trả phí quảng cáo khi nó được người dùng click vào. Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng phổ biến, bạn hoàn toàn có thể xác định được ngân sách quảng cáo bạn muốn, bên cạnh đó nó giúp gói gọn đối tượng có tỉ lệ chuyển đổi cao chính xác, nhanh chóng nhất. Phục vụ cho việc khoanh vùng nhu cầu khách hàng.
- Quảng cáo biểu ngữ:
Tận dụng thị trường online phát triển, bạn sẽ thấy kiểu quảng cáo này ở hầu hết các trang web, với thiết kế di động hoặc cố định trên website truyền tải thông điệp, sản phẩm với giao diện thu hút. Phương pháp này góp phần nâng cao nhận diện thương hiệu và sản phẩm được cung cấp bởi tổ chức.
- Quảng cáo truyền thông xã hội trả phí:
Với loại quảng cáo này, bạn có thể gây chú ý tới người dùng thông qua các trang mạng xã hội. Trong môi trường có lượng lớn người truy cập hàng giờ, bạn sẽ dễ dàng nhận được những theo dõi mới từ khách hàng tiềm năng.
Đặt trọng tâm vào việc lan tỏa sản phẩm rộng rãi tới người dùng mục tiêu trong thị trường mở, chiến lược Marketing không phân biệt sử dụng các phương thức quảng cáo tiếp cận khách hàng trên đa dạng nền tảng. Từ đó dễ dàng nhận thấy phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn kinh tế mạnh, giá trị thương hiệu lớn. Những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn khi áp dụng phương pháp này mới có đủ khả năng xoay vần trước những rủi ro khi đầu tư vào thị trường khủng.
Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược marketing không phân biệt
Để áp dụng hiệu quả chiến lược tiếp thị không phân biệt, bạn cần phải làm rõ những ưu – nhược điểm của nó, kết hợp điều chỉnh linh hoạt trong quá trình định hướng.
Ưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt:
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
- Có tệp khách hàng mở.
- Khả năng tiếp cận thị trường linh hoạt, dễ thích nghi.
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu sản phẩm, thị trường.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên đa dạng nhóm khách hàng.
Nhược điểm của chiến lược Marketing không phân biệt:
- Khó gây ấn tượng mạnh mẽ tới khách hàng.
- Gặp khó khăn trong việc thiết lập tệp khách hàng thân thiết.
- Dễ bị ảnh hưởng nếu thị trường có sự thay đổi đột ngột, bất thường.
- Gặp hạn chế lớn khi không thể tiếp cận được thị trường ngách, tạo cơ hội cạnh tranh cho các tổ chức khác.
Những điều cần biết về Marketing không phân biệt mà Pharmarketing chia sẻ bên trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược này. Nếu muốn tăng khả năng nhận định thương hiệu, mở rộng đối tượng khách hàng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó cho doanh nghiệp của mình.
Nguồn: https://pharmarketing.vn