[Giải đáp] Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không?

Người bán hàng được phép chuyển đổi hình thức hóa đơn

Quy định về việc đóng dấu hóa đơn điện tử được thể hiện chi tiết tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC cùng một số văn bản pháp luật khác. Để có câu trả lời chính xác, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết.

1. Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không?

Trường hợp sử dụng hóa đơn không có dấu của người bán hoặc chữ ký của người mua được quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC. Cụ thể, các trường hợp này bao gồm: hóa đơn nước, hóa đơn dịch vụ điện, hóa đơn các dịch vụ viễn thông hoặc ngân hàng theo thông tin hướng dẫn kèm theo của Thông tư. 

Một số loại hóa đơn không cần đóng dấu theo quy định pháp luật
Một số loại hóa đơn không cần đóng dấu theo quy định pháp luật

Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC một số trường hợp dưới đây không cần thiết phải đóng dấu cũng như đầy đủ nội dung bắt buộc (trừ khi người mua hàng hóa/dịch vụ là đơn vị kế toán yêu cầu người bán/cung cấp lập hóa đơn đầy đủ nội dung):

  • Hóa đơn tự in của trung tâm thương mại hoặc siêu thị theo quy định pháp luật.
  • Các loại vé/tem có mệnh giá in sẵn
  • Một số trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn và chấp hành tốt về pháp luật thuế sẽ được Cục thuế xem xét miễn dấu hóa đơn.

Như vậy, hóa đơn điện tử có thể cần đóng dấu hoặc không đóng dấu phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh và tình trạng của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có đủ điều kiện tự in hóa đơn hoặc được Cục thuế xem xét có thể sẽ không cần đóng dấu hóa đơn điện tử.

Với các trường hợp khác hoặc theo yêu cầu của bên mua là đơn vị kế toán thì cần có con dấu theo quy định. Người dùng hóa đơn điện tử có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc Cục thuế để được tư vấn đúng, đủ và chi tiết nhất.

>> Xem thêm: Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền có cần ký số không?

2. Hóa đơn điện tử chuyển đổi có cần đóng dấu không?

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, người bán hàng hóa được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy. Việc chuyển đổi này để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình khi lưu thông trên thị trường. 

Người bán hàng được phép chuyển đổi hình thức hóa đơn
Người bán hàng được phép chuyển đổi hình thức hóa đơn

Hóa đơn điện tử chuyển sang dạng giấy trong trường hợp này chỉ được thực hiện 01 lần duy nhất và không cần phải có đóng dấu của bên bán. 

Quá trình chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy cần đáp ứng các điều kiện theo quy định như: 

  • Nội dung hóa đơn cần được phản ánh toàn vẹn so với nội dung gốc.
  • Hóa đơn giấy cần có ký hiệu riêng để xác nhận là loại hóa đơn được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử. 
  • Có thông tin của người thực hiện chuyển đổi hóa đơn, bao gồm: họ tên và chữ ký. 

Nếu hóa đơn điện tử của doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi sang hóa đơn giấy thì không cần đóng dấu. Do đó, bạn đọc cần đảm bảo đủ các điều kiện chuyển đổi này để thực hiện theo quy định. 

3. Một số quy định khác về dấu trên hóa đơn điện tử

Việc sử dụng hóa đơn điện tử được quy định trong một số Thông tư, Nghị định khác, tiêu biểu như:

  • Nghị định số 04/2014/NĐ-CP tại Khoản 2 Điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP) về Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn. Tổ chức kinh doanh được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này. 
  • Thông tư số 32/2011/TT-BTC theo Khoản 1, Khoản 2 trong Điều 6: Quy định về thông tin nội dung cần có của hóa đơn điện tử và một số trường hợp không cần có đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính. Các nội dung bắt buộc của hóa đơn điện tử bao gồm: thông tin hóa đơn, thông tin người bán, thông tin người mua, thông tin hàng hóa, dịch vụ, chữ ký điện tử theo quy định pháp luật và các thông tin liên quan. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử theo thông tư 78 mới nhất.

Có nhiều quy định liên quan đến hóa đơn điện tử nói chung và dấu trên hóa đơn điện tử nói riêng. Do đó, bạn đọc cần tìm hiểu chi tiết về các văn bản pháp luật liên quan để có được nội dung đầy đủ, tổng quát và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 

Như vậy, bài viết đã giải đáp vấn đề về việc hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không. Thực tế, khi sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử tại các đơn vị uy tín, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về thông tin này và các vấn đề liên quan. Tiêu biểu như hóa đơn điện tử VNPT với thông tin chi tiết, hướng dẫn tận tình và hỗ trợ giải đáp 24/7 giúp khách hàng an tâm sử dụng.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận