6 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả trong mọi trường hợp

6 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả trong mọi trường hợp

Người quản lý trong mỗi doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, họ sẽ là người dẫn dắt cho đội ngũ nhân sự của mình. Vậy, cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả trong mọi trường hợp là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hãy là tấm gương của nhân viên

Nhân viên sẽ nhìn vào người quản lý để thực hiện công việc của mình. Do đó, cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả đầu tiên chính là người lãnh đạo nên trở thành tấm gương cho nhân viên của mình. Để thực hiện được điều đó, người quản lý nên:

  • Tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình và trong quá trình hướng dẫn cho nhân viên.
  • Có đầy đủ các kỹ năng chuyên môn cần thiết trong công việc của mình.
  • Luôn làm việc một cách chuyên nghiệp để tạo ra sự minh bạch trong công việc.
  • Tuân thủ các quy định, kỷ cương trong doanh nghiệp, nên hạn chế tư tưởng “bạn là quản lý và bạn có quyền được không tuân thủ quy định của doanh nghiệp”.
Người lãnh đạo cần là tấm gương tốt để nhân viên noi theo

Biết lắng nghe và đồng cảm với nhân viên

Lắng nghe và đồng cảm là cách quản lý nhân viên cấp dưới đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Bằng việc lắng nghe và đồng cảm chân thành, bạn có thể biết nhân viên của mình đang gặp vấn đề gì, vì sao họ làm việc không hiệu quả, điều gì đang ảnh hưởng đến họ. Từ đó, bạn sẽ biết cách giúp họ cải thiện được điều đó.

Gắn nhân viên với định hướng chung

Nhiều doanh nghiệp thường chỉ vận hành theo hình thức giao nhiệm vụ đơn thuần cho nhân viên. Tuy vậy, điều này có thể khiến nhân viên của bạn làm việc như một robot và không đạt được hiệu suất tối đa trong công việc của họ. Vì vậy, hãy gắn kết nhân viên của bạn với những định hướng, mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Để thực hiện được điều đó, bạn có thể:

  • Xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp cùng với nhân viên, hãy thảo luận với họ những điều mà doanh nghiệp mong muốn.
  • Thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu chung của doanh nghiệp, mục tiêu riêng của nhân viên.
  • Việc xây dựng mục tiêu không cần thiết phải gắn liền với doanh số, lợi nhuận mà nó có thể là những mục tiêu phi lợi nhuận khác.
  • Cần đảm bảo mục tiêu có tính khả thi và nhất quán.

Thường xuyên đánh giá và định hướng

Hãy thường xuyên tạo ra những buổi đánh giá năng lực cho nhân viên để giúp họ có thể định hướng tốt hơn trong công việc. Những buổi đánh giá này cần thực hiện dựa trên những tiêu chí sau:

  • Đảm bảo được tính liên tục và thường xuyên theo chu kỳ.
  • Đảm bảo quá trình đánh giá định hướng giúp rút ngắn được thời gian làm việc, tăng hiệu suất của nhân sự.
  • Đảm bảo tính chính xác trong quá trình đánh giá.
  • Cần xác định rằng mục tiêu đánh giá phải rõ ràng và mang tính chất ràng buộc phù hợp.
Hãy thường xuyên đánh giá và định hướng cho nhân viên của mình

Cách quản lý nhân viên cấp dưới cứng đầu

Nhân viên cứng đầu là một trong những nhóm nhân sự mà doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải. Và để quản lý nhóm nhân viên này không hề dễ dàng. Tuy vậy, đặc điểm chung của đa số các nhân viên cứng đầu là họ làm việc có hiệu suất tốt. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn muốn giữ nhóm nhân viên này lại.

Đối với nhóm cứng đầu này, cách để quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả chính là người quản lý cần biết cách giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ trở nên cứng đầu, trao đổi khéo léo với họ để tìm được giải pháp tốt nhất cho đôi bên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Làm gì khi nhân viên chống đối và 8 lời khuyên thiết thực nhất để quản lý nhóm nhân viên này.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Do đó, cải thiện văn hóa là một trong những cách quản lý nhân viên cấp dưới đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Với cách này, bạn có thể thực hiện:

  • Cải thiện không gian làm việc vật lý của nhân viên. Ví dụ như các vật trang trí, phụ kiện trong phòng làm việc, điều hòa, hệ thống cây xanh,..
  • Cung cấp các công cụ, cơ sở vật chất làm việc phù hợp cho nhân viên.
  • Cho nhân viên quyền tự do trong công việc, hạn chế giám sát quá khắt khe đối với họ.
  • Giúp quá trình giao tiếp được hiệu quả và tích cực hơn.
  • Cung cấp cho nhân viên cơ hội đào tạo và phát triển, thăng tiến phù hợp.
  • Công nhận kịp thời, khen thưởng đúng lúc, đúng người.

Nhiều tổ chức ngày nay đã áp dụng nhiều phần mềm quản lý nhân viên như một cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả. Trong đó, HappyTime là một phần mềm khá nổi bật. Với những tính năng của mình, HappyTime đã hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc xây dựng văn hóa tích cực và hiệu quả hơn.

HappyTime sẽ giúp cải thiện văn hóa và quản lý nhân viên hiệu quả hơn

Hy vọng với 6 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả ở trên, bạn có thể áp dụng và giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục nếu quan tâm đến chủ đề này nhé.

 

Đánh giá nội dung
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz
Exit mobile version